Tin nội bộ
Một vài tip nhỏ khi sử dụng công nghệ in Flexo
03/05/2021 1.662 lượt xem
Điều cần nắm bắt cơ bản là phải hiểu rõ được sự tương tác biến động giữa mực in và các bộ phận của máy in để tối thiểu hoá các biến đổi trong vật tư in và tối đa hoá hiệu ứng. Chương này sẽ nghiên cứu về các cấu hình của máy in và ảnh hưởng của chúng đối với việc lựa chọn mực in cùng tính năng của mực. Đồng thời cũng đề cập tới hệ thống đo mực in, bộ sấy, các tấm in và chuyển động của fim qua máy in.
 
Có những thay đổi lớn về các điều kiện cơ học trên máy in, do vậy ta phải hiểu rõ những thay đổi này liên quan và ảnh hưởng tới mực in như thế nào. Việc sử dụng đúng mực in có vai trò tới hạn tới vấn đề loại trừ các sự cố in ấn. Việc điều chỉnh màu, độ nhớt và nồng độ PH cho các loại mực in có gốc nước sẽ được nghiên cứu ở chương này. Các lĩnh vực này càng trở nên quan trọng do việc tăng cường các ứng dụng các loại mực in có gốc nước và các loại mực in dung môi tính năng cao.
 
Cả mực in lẫn máy in đều bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh nơi chúng được đặt và sử dụng. Nhiệt độ và độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc sấy khô và phân giải mực in . Khi nhiệt độ mực xuống thấp dưới 12°c thì sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho việc phân giải mực . Khi đó mực cần phải được pha lại và nâng nhiệt độ của chúng . Những yếu tố này ảnh hưởng tới việc sấy khô mực.
 
Bất kỳ vật tư in nào cũng phải được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh vấn đề màu sắc rõ nét và lực ép in, quan trọng là phải hiểu rõ cách đánh giá mật độ in , xử lý và đánh số để đánh giá các khu vực in dòng. Các lĩnh vực khác liên quan là các yêu cầu thử nghiệm ứng dụng cuối cùng. Trong các thử nghiệm sẽ bàn đến việc chà xát và tẩy các loại mực in bề mặt và việc xác định mối liên kết cho các ứng dụng cán mỏng.
 
Về các chất nền thông dụng, cách so sánh và ưu điểm cũng như các nhược điểm của các chất nền khác nhau cũng được nêu tại chương này. Trong khi các loại chất nền mới được đưa vào làm gốc thông thường thì quan trọng là phải nhận thức rằng thậm chí có hai chất nền có cùng một tính hoá học, nhưng bề mặt in thực tế có thể khác nhau và tính năng in của từng chất nền có thể khác nhau.
 
Phần cuối cùng của chương này sẽ đề cập tới thành phần hoá học của mực in và các điều kiện áp dụng của loại mực in và các điều kiện áp dụng của loại mực in nổi UV có tính năng hoạt hoá và tác dụng nhanh.
 
CẤU HÌNH MÁY IN
 
Phần cấu hình máy in bao gồm các phần mục cắt giấy in, sấy, và cuộn giấy của máy. Những bộ phận này có thể khác nhau về cấu trúc và thành phần. Theo nhu cầu cải tiến tăng cường về chất lượng và việc ngày càng có nhiều mẫu mã phức tạp được đòi hỏi tất cả thiết bị vật tư và cấu hình đều được tối ưu hoá để đáp ứng các nhu cầu trên.
Các khoang của máy in ép trung tâm (hình 63) máy in trục (hình 64) và máy in hướng trực (Hình 65, hình 66) và các model tiêu biểu.
 
Tất cả cấu hình trung tâm đều có các bộ phận in tách biệt. Mỗi bộ đều có trục ép riêng. Cấu hình ép trung tâm ứng dụng các trạm in riêng biệt, nhưng xilanh khí là dùng chung cho tất cả các thẻ in. Cấu trúc của khoang in phụ thuộc theo thiết kế của máy in. Lượng mực dùng đối với chất nền, cách thức và độ chuẩn xác về màu sắc ứng dụng phụ thuộc vào quy trình đo mực. Thiết kế mực in nhìn chung không phụ thuộc vào cấu hình máy in nhưng lại được quyết định bởi hệ thống cân đo đang dùng và vị trí của bộ màu trong máy in.
 
HỆ THỐNG ĐIỀU PHỐI MỰC IN
 
Các hệ thống này được dùng để điều phối mực từ bình chứa tới tấm in và sau đó tới chất nền.
Hệ thống phân bổ mực trên máy in hình nổi có 3 bộ phận là mực, trục nhám, và bộ phận điều chỉnh. Mực in được bơm từ bình chứa tới bản in, hoặc tới buồng cánh điều phối và được tiếp nhận bới các lỗ nhỏ trên trục nhám qua các thao tác truyền cơ lý hoặc qua mao dẫn. Bề mặt của trục in sau đó được hiệu chỉnh hoặc tẩy mực sao cho lớp bề mặt mực có mức tối thiểu hoặc hoàn toàn bị tẩy.
 
Việc hiệu chỉnh được thực hiện bởi một trục xoay bọc cao su hoặc bởi dao gạt để sao cho mực ở trong các khoang nhỏ tràn qua nấc hiệu chỉnh. Mực trong các xoang nhỏ sau đó sẽ được truyền tới tấm in và tới chất nền.
 
Điều quan trọng là phải hiểu rằng chức năng chính yếu của trục nhám là để đo lường và điều chỉnh lượng của mực tới tấm in.
 
Lượng hay dung lượng mực in được quyết định bởi số lượng và kích cỡ của các xoang nhỏ được khắc trên trục và phương pháp hiệu chỉnh hay phương pháp gạt . Hiện tại có 3 phương pháp hiệu chỉnh được sử dụng.
 
PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH MỰC BẰNG CON LĂN CHỨA MỰC
 
Phương pháp cổ nhất và thông dụng nhất được sử dụng trong công nghiệp biết đến là hệ thống hai con lăn (hình 67). Hệ thống này dùng một trục được bọc bằng cao su hay chất dẻo đàn hồi. Được tải bởi một hệ thống truyền tải riêng và quay với vận tốc không đổi thông thường chậm hơn nhiều so với trụcnhám . Các trục nhám phải được giữ đúng vận tốc dài bề mặt như trục mang bản in nhằm đạt được độ truyền mực mịn tới tấm in. Việc này thường được hoàn thiện qua một bộ truyền chuyển độngbánh răng từ trục ép tải tới trục mang bản in , và trục mang bản in này lại tải con lăn trục nhám để đảm bảo cho tất cả đều giữ được tốc độ như tốc độ bề mặt. Do vậy con lăn nhám quay với tốc độ khác biệt với con lăn chứa mực.
 
Sự khác biệt vòng quay giữa hai con lăn này tuỳ thuộc vào tốc độ vận hành máy in. Tỷ lệ này nằm trong khoảng cứ 3 vòng quay của con lăn trục nhám thì có một vòng quay của con lăn chứa mực bọc cao su. Mức tỷ lệ cao với tỷ lệ 10/1 hoặc 12/1
Trong hệ thống trục lăn ,vòi phun mực được bơm vào khoang chứa do vậy trục mang mực bằng cao su một phần được ngập trong mực. Nhằm đạt được tính bền vững tối đa của các con lăn và để bôi trơn cho các trục này, Khi con lăn chứa mực được đặt tiếp xúc với trục aninox thì mực in được gom bởi bề mặt của con lăn chứa mực sẽ được chuyền tới các xoang nhỏ của trục aninox .
 
Vòng quay của con lăn chứa mực sẽ có tác dụng như thao tác chùi mực, do vậy sẽ hiệu chỉnh được một lớp mực đều trên trên bề mặt của trục nhám . Điều quan trọng là độ cứng của lớp màng bảo vệ trục chứa phải tương thích với tổng các xoang nhỏ được khắc trên trục aninox. Nếu lớp màng này quá mềm thì khi tiếp xúc, màng sẽ có tiết diện lớn hơn và quá nhiều mực in sẽ tràn tới bề mặt tới bề mặt của trục nhám. Khi xảy ra điều này thợ vận hành máy in phải tiến hành thêm các hiệu chỉnh cạnh máy in tại nấc này.
 
Lực nén quá mức trên trục aninox của trục mang mực sẽ làm cho mài mòn sớm đối với cả hai con lăn và trong các trường hợp nghiêm trọng có thể gây cong hoặc bẻ gẫy cổ trục bằng thép.
 
HỆ THỐNG TRUYỀN MỰC NHẠY CẢM TỐC ĐỘ CAO
 
Hệ thống hai trục lăn này đã tương ứng hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm và đã in được các biểu đồ có chất lượng, nhưng nó có các nhược điểm: Một vấn đề là khi tốc độ in được tăng thì mực sẽ tràn nhiều thêm qua mức bởi phản ứng thuỷ lực tự nhiên do tính nhớt của mực. Mực tràn nhiều tới bản in thì cần được hiệu chỉnh lực ép lớn hơn . Mức áp lực được điều chỉnh ở các khung cạnh của máy in .
 
Tại các máy in khổ lớn có thể có sự khác biệt về độ dày của lớp màng mực bề mặt tại khoảng giữa của trục aninox so với độ dày của lớp màng mực tại hai đầu trục. Điều này là do phản ứng thuỷ lực gây nên hiện tượng uốn cong hoặc võng xuống ở tâm của trục chứa mực. Việc sử dụng lớp bọc bằng cao su cứng có tác dụng giảm bớt sự tràn mực quá mức này một phần nào.
 
Sự nhạy cảm tốc độ là một vần đề lớn đối với hệ thống này và đã có nhiều dự định sáng tạo để xỷ lý.
 
Một cách để giảm yếu tố cong xuống là sử dụng một vòm trên bề mặt của trục chứa mực. Việc bọc vòm này đòi hỏi đường kính khoảng giữa của trục con lăn phải được to hơn so với các đầu và đường kính trục lăn phải được thon về các đầu trục. Do vậy khi máy in chạy với tốc độ cao hơn thì có sự phân bổ mực in đều hơn. Một cách khác là làm nghiêng trục lăn chứa mực bọc cao su sao cho nó tiếp xúc với trục aninox tại một góc hơi khác để cho mực được truyền dẫn đều hơn.
 
LƯỠI GẠT ĐẢO GÓC
Một số loại máy in hình nổi được bổ sung thêm lưỡi gạt đảo góc vào hệ thống hai trục lăn nhám đạt được sự điều tiết tốt hơn đối với việc truyền dẫn lớp mực trên một diện rộng hơn của các tốc độ vận hành. Khi sử dụng hệ thống lưỡi gạt đảo góc nơi trục lăn chứa mực truyền dẫn mực sang trục aninox thì điều quan trọng là không được đặt trục lăn chứa mực tiếp xúc với trục nhám. Phải giữ được khe hở ít nhất là 0,002mm trong quá trình máy in vận hành. Việc này đảo chức năng trục tích thành một trục nạp mực tới bề mặt của trục nhám. Bề mặt ngậm mực cho phép lưỡi gạt hiệu chỉnh hoạt động có hiệu quả hơn do việc được bôi trơn bởi lớp màng mực dư trên con lăn trục nhám.
 
Các khe hở nhỏ hơn giữa trục chứa mực và trục nhám có thể không cho được độ dày lớp màng mực đủ để bôi trơn cánh gạt hiệu chỉnh làm cho chóng mòn cả lưỡi gạt lẫn trục nhám.
 
Các lưỡi gạt đảo góc chủ yếu được sử dụng không có trục con lăn chứa mực bọc cao su. Trong hệ thống này bề mặt của trục aninoxm được ngậm mực hoặc bằng cách một phần được ngâm vào bình chứa mực (hình 68) hoặc qua một hệ thống bơm mực. Rất nhiều các loại mực máy in nổi đã được thiết kế với hệ thống lưỡi gạt hiệu chỉnh đảo góc đơn chiếc. Lưỡi gạt hiệu chỉnh phải tiếp xúc với bề mặt của trục anilox với một góc 30¼ so với điểm tiếp tuyến dung sai cho phép±2¼. Tại góc này lưỡi gạt cắt bỏ hoặc nạo lượng mực dư từ bề mặt của trục con lăn nhám chỉ để lại lượng mực ở trong các xoang nhỏ để truyền dẫn tới tấm in. Hệ thống lưỡi gạt đảo góc cho phép có được độ dày của lớp mực chính xác để truyền dẫn tới tấm in theo các dài tốc độ vận hành, mà không cần phải tiến hành hiệu chỉnh cạnh máy in.
 
Việc cài đặt áp lực cho lưỡi gạt hiệu chỉnh đảo góc cần được giữ ổn định với mức ổn định tối thiêủ để dẫn truyền lớp màng mực mỏng một cách đúng bộ. Các thí nghiệm kiểm nghiệm do các nhà sản xuất máy in, các nhà sản xuất mực in, các nhà chế tạo trục anilox tiến hành cách đây nhiều năm đã đi tới kết luận là cài đặt áp lực cho lưỡi gạt hiệu chỉnh đảo góc không được vượt quá 1/4 ounce/1inch. Các kiểm nghiệm đã chỉ ra rằng khi áp lực được tăng tới 1/2 ounce trên 1inch thì các xoang của trục nhám bị mòn trông thấy.
 
Một loạt các vật liệu chế tạo lưỡi gạt hiệu chỉnh đã được đưa vào sản xuất công nghiệp từ loại có sức căng lớn bằng thép tôi màu xanh, tới loại nhựa mà một số đã được gia cường bằng các sợi tổng hợp. Nhiều trong số các thay đổi này đã diễn ra do sự chuyển đổi từ hệ thống mực in có gốc dung môi sang các loại mực in hoà tan trong nước. Từng loại máy in nổi phải có loại vật tư chế tạo lưỡi gạt phù hợp để đạt được một tính năng riêng một cách có hiệu quả nhất.
 
Một số nhà máy cho rằng loại thanh gạt hiệu chỉnh mực làm bằng thép không gỉ là tốt nhất, trong khi các nhà máy khác lại thiên về loại thanh gạt mực bằng nhựa không gia cường. Loại trừ vấn đề vật tư chế tạo thanh gạt điều cơ bản là phải chú ý tới việc cài đặt áp lực. Nên nhớ rằng việc quá áp lực chỉ có tạo ra ma sát và dẫn tới việc bị mòn quá mức mà thôi.
 
BUỒNG LƯỠI GẠT HIỆU CHỈNH
 
Hệ thống buồng lưỡi gạt hiệu chỉnh là một hệ thống mới nhất được sử dụng trong công nghiệp in hình nổi. Buồng lưỡi gạt này gồm hai lưỡi gạt. Một cái là lưỡi gạt đảo góc làm chức năng hiệu chỉnh lượng mực thực tế từ trục aninox còn cái khác là lưỡi chặn để giữ mực trong buồng chứa. Hai lưỡi gạt được cài đặt sẵn tại các góc riêng để hiệu chỉnh mực chuẩn xác được gắn chặt vào tấm hậu taọ thành một bộ ba cạnh (hình 69). Khi sử dụng bộ này vào trục nhám thì buồng lưỡi gạt được định hình giữa trục nhám và cấu kiện ba cạnh này . Các cạnh của trục nhám được bịt bởi các tấm bằng nỉ, cao su, hoặc bằng các nguyên liệu nhựa. Cơ cấu bịt cạnh này có thể theo nguyên lý lò so nén hoặc nén áp. Khi mực được bơm vào buồng nó sẽ được nạp áp. Hệ thống buồng gạt hiệu chỉnh giúp cho việc giảm sự bay hơi dung môi hoặc nước từ mực in giữ cho các tính lưu dòng của mực được kiểm soát. Một yếu tố đặc thù trong việc vận hành hệ thống buồng gạt hiệu chỉnh là các cài đặt về áp lực phải được ổn định theo chỉ định của nhà chế tạo thiết bị. 
 
Một vài trong số các bộ này có các bộ điều khiển nạp áp không khí còn các loại khác lại có các bộ điều khiển bằng tay với bộ vít được lắp sẵn được dùng bảo vệ hoặc chống quá áp. Không được hiệu chỉnh các chốt này.Cài đặt quá áp có thể làm hỏng trục nhám trong một thời gian rất ngắn.
 
Chú ý: Khi tiếp xúc với các lưỡi gạt hiệu chỉnh để tiến hành vệ sinh hay lắp ráp phải tuân thủ các cảnh báo an toàn. Bất kể lưỡi gạt được làm bằng các loại nào thì các lưỡi đó cũng rất sắc và có thể gây thương tích nếu bất cẩn. Các lưỡi gạt bằng thép thường có độ dày từ 0,004mm đến 0,009mm nên có thể coi như dao cạo.
 
TRỤC LĂN NHÁM
 
Với sự tăng tiến về tiêu chuẩn chất lượng của mực in, các bản in và các máy in, công nghệ in nổi ngày nay có khả năng thực hiện được quy trình in ấn mà ngày xưa không thể. Một trong nhiều lý do về sự tăng tiến này là khả năng giữ được một dung lượng truyền mực chuẩn xác trong một thời gian dài. Chức năng chính yếu của trục aninox là đo và điều chỉnh lưu lượng dòng mực từ bình chứa tới bản in. Với sự phát triển của công nghệ khắc laze và công nghệ bọc gốm con lăn vấn đề về tuổi thọ về độ bền đã được giải quyết. Để có được sản lượng tối đa từ trục aninox điều quan trọng là phải hiểu được cách thức chế tạo ra chúng ra sao.
 
Trục anilox là một trụ hình ống được khắc hình đồng nhất của các xoang hốc xung quanh và bao trùm toàn bộ bề mặt. Các xoang chứa này có thể khắc theo kiểu cơ khí bởi dụng cụ khắc bằng phương pháp ăn mòn hoá chất hoặc khắc bằng chùm tia laze. Bất kể khắc bằng phương pháp nào thì từng xoang phải đảm bảo thống nhất chuẩn xác cả về kích cỡ cũng như về chiều sâu để đảm bảo việc truyền dẫn một lớp mực được kiểm soát tới bảm in.
 
DANH PHÁP CÁC KIỂU KHẮC NHÁM
 
Việc khắc trên trục con lăn nhám đã được gán cho rất nhiều tên gọi, trong số đó là: xoang đường vanh hay kiểu lưới. Những tên gọi này tuỳ theo kiểu các hốc xoang thực tế được khắc trên trục lô.
Các xoang hốc khắc theo phương pháp cơ khí được đặt một góc 45¼ so với trục rulô và các xoang đó được tính dọc theo góc đó.
 
Các xoang khắc bằng tia laze có thể khắc theo bất kỳ độ góc nào, tuy nhiên ngành công nghiệp đã đặt các góc khắc 60¼ sau khi kiểm nghiệm về các tính chất truyền dẫn và nhận mực in. Kiểm nghiệm cho thấy góc 60¼ tốt nhất đối với công nghệ in nổi. Các góc khắc khác được dùng cho các mục đích đặc thù của các ngành công nghiệp chẳng hạn như góc 45¼ là chuẩn mực đối với công nghệ in báo Flexo, hoặc góc 30¼ được chấp nhận rộng rãi đối với công nghệ in ấn bao bì (hình 70).Tính danh của rulô nhám liên quan tới số lượng các xoang trong 1 inch tuyến tính dọc theo góc khắc. Thí dụ Rulô 165 nghĩa là 165 xoang hốc trong 1 inxơ tuyến tính.
 
KHẮC CƠ KHÍ
Rulô nhám được khắc theo phương pháp cơ khí bằng một dụng cụ chạm khắc
 
Dụng cụ chạm khắc được ấn vào bề mặt của trục hình trụ bọc thép hoặc bọc đồng với đủ lực ép để dập nổi kim loại bề mặt của trục thành các hốc tạo bởi răng của dụng cụ khắc. Kết quả là tạo được một hình đảo của dụng cụ khắc trên bề mặt của rulô nhám (hình 71). Từng răng trên dụng cụ khắc đều được bắt đầu bằng một mũi đột được thiết kế để chứa một dung lượng đặc thù của mực in. Lấy số đo của mũi đột này làm chuẩn mực để chế tác dụng cụ khắc đảm bảo được độ chuẩn xác. do vậy khi dùng dụng cụ này để khắc rulô nhám thì từng xoang đều giống như nhau.
 
Khi các xoang đã được hình thành trong lớp kim loại đế của rulô nhám, bước tiếp theo là bảo vệ cho các xoang này khỏi bị gỉ và bị mòn. Việc này được tiến hành bằng việc mạ điện nickel phủ các lớp khắc để chống gỉ và sau đó mạ kép bằng lớp crôm có tác dụng tiếp nhận và giải phóng lượng mực dư thừa nhưng nó vẫn không chịu được áp lực của lưỡi gạt hiệu chỉnh và bị mòn một cách nhanh chóng. Nhiều các cố gắng đã đang được tiến hành để kéo dài tuổi thọ của rulô nhám bằng cách phủ một lớp mạ điện đặc chủng để tăng cường tính bền vững nhưng hầu hết chưa thành công.
 
RULÔ NHÁM BỌC GỐM
 
Bởi vì Rulô nhám mạ crôm không có tính bền vững để chịu được các cài đặt áp suất của hệ thống lưỡi gạt kép nên công nghệ bọc gốm đã được triển khai. ứng dụng việc bọc gốm bằng cách thông qua một hệ thống bọc plasma trong đó các hạt gốm được nóng chảy ở nhiệt độ rất cao và được áp tới bề mặt của trục rulô bằng việc dùng nhiên liệu đẩy đốt gas.
 
Lớp bọc gốm tạo được độ bền đặc biệt và bề mặt rất cứng chống được hiện tượng mòn và độ nén ép thường làm hỏng rulô mạ crôm.
 
Kết quả là tạo được rulô nhám bọc gốm khắc theo phương pháp cơ khí trong đó lớp bọc gốm được bao lên bề mặt lớp khắc thay thế cho việc mạ crôm. Một vấn đề nổi cộm trong công nghệ bọc gốm trên lớp khắc là việc bọc này bị giới hạn về số lượng của các xoang hốc trong giải 200 LPI hoặc 220LPI . Người ta đã cố gắng tăng số lượng các xoang hốc được bọc bằng gốm mịn hơn và thấy rằng các xoang hốc được bọc bằng gốm mịn hơn và thấy rằng độ toàn vẹn của xoang hốc bị mất đi bởi vì các xoang hốc bị vật liệu gốm nhồi vào. Nhằm bảo tồn được sự nguyên vẹn của các xoang hốc, hầu hết các nhà cung cấp rulô nhám đều giới hạn công nghệ bọc gốm tới mức tối đa là khắc 200 hoặc 220 xoang. Hầu hết các nhà sản xuất đều giới hạn lượng bọc gốm trên các hối khắc là từ 0,001mm đến 0,003mm đối với các xoang hốc thô hơn.
 
KHẮC BẰNG LAZE
 
Do công nghệ bọc gốm cho các rulô nhám có đường khắc mịn không thực hiện được, nên đòi hỏi một phương pháp mới về chạm khắc. Hơn nữa với sự phát triển của hệ thống buồng gạt hai lưỡi cần phải có loại rulô nhám có độ bền bề mặt. Qua nhiều nghiên cứu và nhiều cải tiến công nghệ khắc trổ bằng tia laze đã được triển khai và đã trở thành một bộ phận không tách rời trong ngành công nghiệp in hình nổi. Đầu tiên khắc hình trụ rulô được bọc plasma bằng một lớp vật gốm ôxit crôm. Sở dĩ lựa chọn vật liệu ôxit crôm được chọn để bọc bởi vì tính chất nhận và xả mực tương đồng với tính chất của tấm crôm. Loại vật tư bọc này có bề mặt rất cứng chống được tác động nén và mài mòn tạo nên một bề mặt rulô có khả năng chịu đựng cao.
 
Lớp bọc gốm này được mài và đánh bóng bằng đá mài kim cương cho thật mịn và sau đó dùng tia laze để đốt tạo thành xoang trong loại vật liệu gốm. Thiết bị khắc leze được điều khiển bằng máy tính và có khả năng tạo ra các xoang cực mịn. Hiện nay có thể tạo ra được số lượng các xoang tính theo inch tuyến tính từ 1000 đến 1500 hoặc hơn nữa. Công nghệ khắc bằng laze có tính linh hoạt hơn nhiều và có thế tạo ra cùng loại xoang với chiều sâu và dung lượng khác biệt với nhau theo yêu cầu. Góc 60¼ của xoang khắc bằng laze tạo thành cấu trúc ở hình 6 cạnh (lục giác) có tác dụng xả mực và hiệu quả tốt hơn ở loại xoang có góc 45¼ 
 
DUNG NĂNG CỦA XOANG
 
Do toàn bộ các xoang trên rulô nhám đều giống hệt nhau về kích cỡ nên dung năng (sức chứa) của các xoang được xác định bằng cách đo đạc thực tế một xoang và dùng công thức toán học để tính.
Sức chứa là lượng mực chứa trong tổng các xoang trong một inch vuông. Vì trong các năm qua có nhiều tiến bộ, cải tiến về rulô nhám nên cũng có nhiều đổi thay về mặt thiết bị đo đạc dung lượng. Đối với các rulô được khắc bằng phương pháp cơ khí thường dùng phương pháp đo đạc trực quan. Sử dụng kính hiển vi để đo độ sâu của xoang độ mở xoang phía trên miệng và chiều đáy xoang (hình 72) . Những số đo này được tính theo micrông (25.400 micrô/inch ). Khi đã đo xoang và đếm số lượng xoang, dùng công thức sau để tính sức chứa theo đơn vị tỷ micrông khối trên một inch vuông.
 
Sức chứa riêng = CV x C2
CV = D/3 á(o2 +d2) x (o x d )â
Trong đó:
CV = Dung tích một xoang
C = Số lượng xoang (165, 200...v.v)
D = Chiều sâu của xoang.
A1 = Diện tích phía trên (miệng) của xoang
A2 = Diện tích đáy xoang.
Biết được dung năng riêng của rulô nhám cho phép máy in nổi xác định được rulô có chứa đủ lượng mực cần thiết đối với lượng mực cần truyền tới bản in. Có thể xảy ra hiện tượng thất thoát dung lượng do xoang bị mòn hoặc bị tắc vì không vệ sinh đúng kiểu hoặc vệ sinh không thường xuyên.
 
TÍNH THEO DUNG LƯỢNG CHẤT LỎNG.
 
Khi dùng kính hiển vi để đo xoang, các số đo được xác định bởi ánh sáng phản xạ vào thấu kính. Vì vật liệu gốm hấp thụ ánh sáng nên có ít phản xạ do vậy khó có thể đo xoang được một cách chính xác.
 
Phương pháp đo bằng chất lỏng đã được triển khai dựa trên nguyên lý là một dung lượng chất lỏng biết trước chỉ toả được tới các điểm thô bề mặt hoặc cấu trúc xoang trong giới hạn cho phép
 
Một lượng dung dịch quy định (thường là 25 micrô lít) được bơm vào bề mặt của rulô nhám bằng một xilanh đặc chủng. Mực sau đó sẽ lan toả xung quanh chu vi bằng lưỡi gạt hiệu chỉnh cầm tay. Một tấm giấy liên kết màu trắng được đặt trùm vết mực nhoè để lấy được dấu của diện tích khu vực mực bao phủ. Khu vực này đo để xác định dung năng. Phương pháp này rất chính xác, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của cá nhân tiến hành đo đạc sao cho tráng mực đồng nhất, xoa đều mực lấy dấu và cuối cùng là đo đường biên một cách chuẩn xác. Sẽ có sự khác biệt trong việc tính toán dung năng trong số các cá nhân tiến hành đo đạc bởi vì mức độ kinh nghiệm của mỗi người khác nhau. Do đó số đo theo phương pháp chất lỏng được tính theo mức trung bình của 3 khu vực trên rulô. Chỉ số trung bình này được dùng làm điểm khởi đầu để xác định độ mòn và tuổi thọ của rulô nhám.
 
Một cải tiến của phương pháp này là kết hợp việc sử dụng tấm polyester trong suốt đã xử lý bề mặt giống như loại dùng trong máy in kim phun với một con lăn đinh rệp cầm tay giống như loại dùng để tẩy bụi từ fiml âm bản. Tấm fiml kim phun được quấn xung quanh con lăn đinh rệp với bề mặt được xử lý quay ra ngoài . Con lăn được bọc bề mặt đó được ấn vào bề mặt của rulô nhám, trải ra và in được dung tích mực đồng thời. Phương pháp này loại trừ được hầu hết các sai sót của thợ vận hành máy đo đạc.
 
Có thể tiến hành so sánh dung tích của loại rulô mới với loại đã bị mòn một phần hay loại đã bị tắc bằng cách đơn giản là cân đo đo đường cắt của các đốm mực.
 
PHƯƠNG PHÁP ĐO QUÉT QUANG HỌC.
 
Một phương pháp tiên tiến hơn để đo dung năng một cách chuẩn xác là sử dụng thiết bị đo quét quang học. Thiết bị này được thiết kế trên cơ sở kết hợp giữa công nghệ dùng trong việc chế tạo thiết bị sợi thuỷ tinh quang học và sản xuất đĩa máy tính. Nó cũng được sử dụng trong một vài ngành lập trình chương trình vũ trụ ở Mỹ. Phương pháp đo quét quang học này đã được các nhà sản xuất hàng đầu về rulô nhám chấp nhận và coi đó là thiết bị đo chính xác nhất hiện nay . Giá cả của thiết bị hiện đại nhất này là có thể quá cao để các nhà máy in rulô thường tường bậc trung xem xét. Do vậy nhiều nhà máy in liên tưởng tới các số đo bởi các nhà sản xuất rulô nhám do nhân viên của họ tiến hành bằng phương pháp đo dung tích chất lỏng thực tế . Các biểu đồ sử dụng số đo dung tích cả hai loại có thể được ghi vào nhật ký để xác định độ bền của rulô nhám do vậy có thể chủ động thời gian thay thế rulô trước ngày tới hạn.
 
Thiết bị đo sóng quang học dùng bộ đầu quét 3 kích thước đặt trên rulô và được đấu nối tới máy tính và màn hình TV. Thiết bị này quét toàn bộ các xoang trong tầm ngắm với tốc độ 5000 chỉ số/ giây. Sóng ánh sáng nảy từ các vách của phần bên trong mỗi xoang từ đỉnh tới đáy và khoảng cách được ghi lại. Thông tin này được truyền tới máy tính và được lập trình theo thuật toán ongarit. máy tính sau đó sẽ tính dung tích của từng xoang trong tầm quét và chia trung bình các xoang để xác định dung tích cho rulô đó. Các thí nghiệm tiến hành bởi phòng thí nghiệm tiêu chuẩn ở Mỹ đã chỉ rõ phương pháp đo bằng ánh sáng quang học này có độ chính xác tới trong vòng 0,039%
 
CHỌN LỰA RULÔ NHÁM
 
Việc lựa chọn rulô nhám tốt nhất để dùng cho việc in ấn hình nổi có thể phức tạp tuy nhiên việc nắm bắt được một số ít các chi tiết sẽ làm cho công việc này dễ dàng hơn nhiều. Trước hết, là việc có nhiều loại máy in nổi trong nhiều ngành công nghiệp và mỗi một kiểu loại đều in được một loạt các chất nền. Các máy in mạng rộng dùng để in trên fiml giấy hoặc lá kim loại. Các loại máy in máng hẹp in trên chất hấp thụ hoặc phối liệu mạ chất crôm bóng. Loại máy in tạo nếp in được đa dạng các loại bề mặt từ loại bảng treo tẩy trắng tới loại bao giấy gói hàng dày. Từng loại chất nền này đều có đặc tính riêng về độ hút mực và độ khô mà các nhà máy in cần nhận thấy. Cùng một số lượng xoang và dung lượng không thể dùng để in cùng một hình trên từng loại chất liêụ này. Do vậy tài liệu này không thể cung cấp được chính xác xác định về số lượng các xoang và dung năng để có hiệu quả nhất cho từng loại trong các ngành công nghiệp này.
 
Các loại máy in fiml mạng rộng có thể dùng rulô nhám 220 dùng với dung tích chứa mực 7.7 BCM/in² để in chất rắn khổ rộng, trong khi đó loại máy in hộp nếp gấp có thể dùng loại rulô nhám 180 dòng với dung tích chứa mực 9,5 BCM/ in²để in cùng hình ảnh trên hộp bao gói hàng. Với các chất nền khác nhau này và với yêu cầu khác nhau về hình in, các nhà máy in nổi cần hỏi ý kiến tư vấn các nhà cung cấp để chọn được đúng chủng loại rulô nhám phù hợp với nhu cầu
.
Bảng 10 có thể dùng làm chỉ dẫn để chọn số lượng xoang, dung tích chứa theo quy định về in lưới thô. Xin nhắc lại là từng nhà máy in phải tìm được loại rulô hiệu quả nhất theo nhu cầu của mình.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí Tư vấn miễn phí 0913134168